Skip to content
Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội

Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội

Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường

Trang chính | Mail vnu | Eoffice | vi Vietnam | en English

VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Tiên phong trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Primary Menu
  • TRANG CHỦ
  • Giới thiệu
    • Thông điệp của Viện trưởng
    • Giới thiệu CRES
    • Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng
    • Cơ cấu tổ chức
      • Sơ đồ cơ cấu tổ chức
      • Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đào tạo
      • Ban lãnh đạo Viện
      • Đội ngũ cán bộ
  • KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
    • TỔ CHỨC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
      • TRUNG TÂM ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
        • Quyết định thành lập Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ
        • Giới thiệu công nghệ CDI
      • Phòng thí nghiệm CRES
    • NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
    • ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
      • Danh mục các đề tài dự án quốc tế
      • Danh mục các đề tài, dự án trong nước
    • ẨN PHẨM, XUẤT BẢN
      • Danh mục các bài báo quốc tế
      • Danh mục bài báo trong nước
      • Sách chuyên khảo
      • Sách tham khảo
  • ĐÀO TẠO
    • Giới thiệu đào tạo
    • Đào tạo tiến sĩ
      • Tóm tắt luận án
      • Toàn văn luận án
      • Luận án
    • Danh mục các luận văn cao học đào tạo tại CRES từ năm 2007-2017
    • Tuyển sinh đào tạo Tiến sỹ
  • TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN
    • Tin tức đào tạo
    • Tin tức hội nghị hội thảo
    • Tin tức học bổng Nagao
    • Tin tức hợp tác quốc tế
    • Tin tức nghiên cứu khoa học
  • HỢP TÁC PHÁT TRIỂN
  • VĂN BẢN PHÁP LUẬT
    • Văn bản do nhà nước ban hành
    • Văn bản pháp luật do VNU ban hành
    • Văn bản pháp luật đào tạo
    • Văn bản quy định do CRES ban hành
    • VBPL Hợp tác phát triển
    • Các văn bản mẫu về đấu thầu
    • Văn bản pháp luật do CRES ban hành
    • VBPL Thanh tra pháp chế
    • Quy định, Nghị định về đấu thầu
  • Liên hệ
Youtube
  • Home
  • BÀI VIẾT MỚI
  • Hội thảo tham vấn “Quản lý bền vững rừng ngập mặn tại đồng bằng sông Hồng”

Hội thảo tham vấn “Quản lý bền vững rừng ngập mặn tại đồng bằng sông Hồng”

cresadmin 12/07/2024
IMG_1988

Trong 2 ngày 4 và 5/7/2024, tại tỉnh Thái Bình và Ninh Bình, Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức thành công hội thảo “Quản lý bền vững rừng ngập mặn tại đồng bằng sông Hồng”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ nhiệm vụ “Tối ưu hóa bảo tồn và phát triển hệ thống rừng ngập mặn tại đồng bằng sông Hồng, Việt Nam” do Đại học Leeds, Vương quốc Anh, tài trợ.

Tham dự hội thảo, về phía Viện Tài nguyên và Môi trường có: PGS.TS. Bùi Ngọc Quý, Phó viện trưởng; TS. Lê Thị Vân Huệ chủ nhiệm nhiệm vụ, cùng các cán bộ tham gia thực hiện. Về phía các cơ quan địa phương tỉnh Thái Bình có: Ông Đinh Hải Lục, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Ông Mai Thế Hưng, Trưởng phòng Quản lý môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường. Về phía các cơ quan địa phương tỉnh Ninh Bình có: Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó giám đốc Sở  Tài nguyên và Môi trường; Ông Trần Anh Khiêm, Phó chủ tịch UBND huyện Kim Sơn; cùng đại diện các cơ quan quản lý như Chi cục Kiểm lâm, Phòng Quản lý môi trường, Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, các cán bộ đến từ sở ban ngành của hai tỉnh Thái Bình và Ninh Bình, các cán bộ từ các xã và đông bảo cộng đồng địa phương hai huyện Thái Thụy (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình) cùng các tổ chức khoa học, viện nghiên cứu và các tổ chức xã hội.

Mục đích chính của hội thảo là tạo ra một diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng địa phương cùng trao đổi và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển bền vững đồng bằng sông Hồng. Hội thảo cũng hướng đến việc xây dựng hướng dẫn lập quy hoạch nhằm tối ưu hóa các mục tiêu phát triển và bảo tồn.

PGS. TS. Bùi Ngọc Quý, phó Viện trưởng, Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, phát biểu khai mạc hội thảo tại tỉnh Thái Bình

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Bùi Ngọc Quý đã nhấn mạnh giá trị và tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn và sự cần thiết phải bảo tồn. Hệ sinh thái này mang lại nhiều lợi ích như lưu trữ carbon, bảo vệ bờ biển, cung cấp thực phẩm và năng lượng. Tuy nhiên, rừng ngập mặn đang chịu tác động của biến đổi khí hậu và quá trình phát triển kinh tế – xã hội khu vực ven biển và nuôi trồng thủy sản. Chỉ riêng giai đoạn 1983 – 2012, diện tích rừng ngập mặn tại Việt Nam giảm 35%, đã làm tăng tính dễ bị tổn thương của bờ biển và giảm khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên hỗ trợ sinh kế cho các cộng đồng ven biển. Trong khi đó, Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ chính trị về phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng đã  nhấn mạnh cần liên kết quy hoạch bảo tồn và phát triển ở các vùng ven biển để phát triển bền vững nền kinh tế biển, lập quy hoạch hiệu quả ở các cấp nhằm phát triển bền vững nông nghiệp, chế biến thực phẩm, công nghiệp, du lịch và năng lượng tái tạo, bên cạnh việc bảo tồn môi trường. Vì vậy, hợp tác nghiên cứu “Tối ưu hóa bảo tồn và phát triển hệ thống rừng ngập mặn tại đồng bằng sông Hồng, Việt Nam” giữa Viện Tài nguyên và Môi trường với Đại học Leads, Vương quốc Anh sẽ xây dựng được cơ sở khoa học và thực tiễn vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực vùng Đồng bằng sông Hồng. Đồng chí Phó Viện trưởng, mong muốn các đại biểu, các nhà khoa học, các cơ quan quản lý và cộng đồng địa phương cùng nhau thảo luận, trao đổi ý kiến để nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện báo cáo về giải pháp bảo tồn và phát triển hệ thống rừng ngập mặn bền vững tại địa phương góp phần thúc đẩy phát triển bền vững tại đồng bằng sông Hồng.

TS. Lê Thị Vân Huệ chủ trì nhiệm vụ báo cáo kết quả của nhiệm vụ tại hội thảo

Trong khuôn khổ hội thảo tại hai tỉnh, TS. Lê Thị Vân Huệ đã trình bày báo cáo một số kết quả đã đạt được, đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát triển hệ thống rừng ngập mặn bền vững tại địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy rừng ngập mặn cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng, hỗ trợ sinh kế và phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương. Đồng bằng sông Hồng và hệ thống rừng ngập mặn đã trải qua nhiều thay đổi xã hội và lý sinh. Để giải quyết vấn đề này, quy hoạch cấp tỉnh cần đặt kế hoạch bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn. Việc nhận thức các giá trị địa phương về rừng ngập mặn và đưa vào quy hoạch là rất quan trọng. Do vậy, cần trang bị tốt hơn cho cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng ngập mặn để họ tham gia quản trị rừng và cải thiện khả năng tiếp cận các lợi ích và lựa chọn sinh kế bền vững. Cần có nguồn vốn tài chính hỗ trợ sinh kế thay thế, ví dụ như Quỹ quay vòng do Hội Phụ nữ quản lý. Đối với các hộ gia đình phụ thuộc vào nuôi trồng thủy sản, phát triển nuôi trồng thủy sản cần góp phần bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn nhằm cải thiện khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhóm nghiên cứu cũng đã đưa ra các khuyến nghị: (1) Trồng và duy trì rừng ngập mặn trẻ thường xuyên để đảm bảo lưu giữ trầm tích ở các khu vực ven biển. (2) Công nhận giá trị địa phương về rừng ngập mặn và đưa vào chính sách của chính phủ để thúc đẩy tính bền vững của hệ thống rừng ngập mặn. (3) Quy hoạch cấp tỉnh cần đề ra kế hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng ngập mặn quan trọng.

Hội thảo cũng đã được nghe các ý kiến trao đổi của các nhà khoa học, các tổ chức xã hội, các nhà quản lý ở địa phương và đại diện cộng đồng cư dân sinh sống tại các vùng có rừng ngập mặn của hai tỉnh. Trong đó, nhiều ý kiến chia sẻ về kinh nghiệm cũng như thảo luận và đề xuất các giải pháp bảo vệ và khai thác bền vững các dịch vụ hệ sinh thái, góp phần phát triển bền vững cho cộng đồng và xã hội đã được nhóm nghiên cứu tiếp thu để hoàn thiện báo cáo về giải pháp bảo tồn và phát triển hệ thống rừng ngập mặn bền vững tại địa phương góp phần thúc đẩy phát triển bền vững tại đồng bằng sông Hồng.

Dưới đây là một số hình ảnh tại hội thảo:

Các đại biểu và khách mời tại tỉnh Thái Bình chụp ảnh chung tại trước sảnh của hội trường

Các đại biểu và khách mời chụp ảnh chung tại hội trường hội thảo huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

PGS.TS. Bùi Ngọc Quý Phát biểu khai mạc hội thảo tại tỉnh Ninh Bình

Tiến sĩ Lê Thị Vân Huệ, chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả đề tài tại hội thảo.

Các đại biểu tại tỉnh Thái Bình đang tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến tại hội thảo

 

Các đại biểu tại tỉnh Ninh Bình đang tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến tại hội thảo

 

 

Tags: Viện Tài nguyên và Môi trường

Continue Reading

Previous: TENTATIVE CONFERENCE PROGRAM
Next: SỔ TAY HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐỀ TÀI, DỰ ÁN

Bài viết liên quan

VNU_Russia_2024 (10)

ĐHQGHN tăng cường hợp với các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của Liên bang Nga

cresadmin 11/05/2025
anh-1-1-768x432

Khảo sát chuyển đổi năng lượng tại vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy: Lan tỏa thông điệp phát triển bền vững từ cơ sở

cresadmin 22/04/2025
anh-1

Lễ trao học bổng Nagao năm học 2024-2025: Chắp cánh cho những nghiên cứu khoa học về bảo tồn thiên nhiên

cresadmin 04/04/2025

Tìm kiếm

Thông báo

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ NĂM 2025 Thong bao Tuyen sinh 1

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ NĂM 2025

15/03/2025
Bảo vệ luận án tiến sĩ của NCS Ngô Tiến Chương Anh Bia Thong bao 2

Bảo vệ luận án tiến sĩ của NCS Ngô Tiến Chương

05/11/2024
Thông báo gia hạn thời gian nộp hồ sơ chương trình học bổng Nagao tại Việt Nam năm 2024-2025 Anh Dai dien HB NAGAO 3

Thông báo gia hạn thời gian nộp hồ sơ chương trình học bổng Nagao tại Việt Nam năm 2024-2025

01/10/2024
Thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Môi trường và phát triển bền vững đợt 2 năm 2024 anh nen Thong Bao 4

Thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Môi trường và phát triển bền vững đợt 2 năm 2024

20/09/2024
Lịch họp xét hồ sơ dự tuyển chương trình đào tạo tiến sĩ Môi trường và phát triển bền vững đợt 2/2024 tại Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội anh nen Thong Bao 5

Lịch họp xét hồ sơ dự tuyển chương trình đào tạo tiến sĩ Môi trường và phát triển bền vững đợt 2/2024 tại Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội

20/09/2024

Danh mục thẻ

CRES Công nghệ môi trường Dịch vụ môi trường ESG Giải pháp môi trường Khí nhà kính Môi trường Thiên nhiên Net Zero Thông báo Thị Trường Các Bon Tín chỉ Các bon Viện Tài nguyên và Môi trường VNU Đại học Quốc gia Hà Nội

Đào tạo

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ NĂM 2025 Thong bao Tuyen sinh 1

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ NĂM 2025

15/03/2025
Hội đồng đánh giá Luận án tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Ngô Tiến Chương a3 2

Hội đồng đánh giá Luận án tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Ngô Tiến Chương

31/12/2024
Lễ khai giảng khóa đào tạo tiến sĩ 2024-2027 và trao học bổng cho các nghiên cứu sinh anh 6 3

Lễ khai giảng khóa đào tạo tiến sĩ 2024-2027 và trao học bổng cho các nghiên cứu sinh

31/12/2024
Bảo vệ luận án tiến sĩ của NCS Ngô Tiến Chương Anh Bia Thong bao 4

Bảo vệ luận án tiến sĩ của NCS Ngô Tiến Chương

05/11/2024
Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cho ncs Vũ Văn Khoát anh 3 5

Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cho ncs Vũ Văn Khoát

21/10/2024

Phát triển xanh

Mua bán tín chỉ carbon: Vẫn đợi… chính sách dss 1

Mua bán tín chỉ carbon: Vẫn đợi… chính sách

18/03/2025
Báo cáo phát thải khí nhà kính: Được và chưa được Dich vu kiem ke knk 2

Báo cáo phát thải khí nhà kính: Được và chưa được

06/12/2024
Kiến nghị thí điểm cơ chế ưu đãi đặc thù cho doanh nghiệp xanh hinh-2-lua-chon-2-nguon-unsplash 3

Kiến nghị thí điểm cơ chế ưu đãi đặc thù cho doanh nghiệp xanh

02/12/2024
Đề xuất miễn thuế thu nhập khi bán tín chỉ carbon rung-1711334175262235858486 4

Đề xuất miễn thuế thu nhập khi bán tín chỉ carbon

27/11/2024
Trung Quốc phạt nặng doanh nghiệp thiếu kiểm định carbon 30-1629903271-khi-thai-nha-kinhh 5

Trung Quốc phạt nặng doanh nghiệp thiếu kiểm định carbon

27/11/2024

Tin tức và sự kiện

ĐHQGHN tăng cường hợp với các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của Liên bang Nga VNU_Russia_2024 (10) 1

ĐHQGHN tăng cường hợp với các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của Liên bang Nga

11/05/2025
Khảo sát chuyển đổi năng lượng tại vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy: Lan tỏa thông điệp phát triển bền vững từ cơ sở anh-1-1-768x432 2

Khảo sát chuyển đổi năng lượng tại vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy: Lan tỏa thông điệp phát triển bền vững từ cơ sở

22/04/2025
Lễ trao học bổng Nagao năm học 2024-2025: Chắp cánh cho những nghiên cứu khoa học về bảo tồn thiên nhiên anh-1 3

Lễ trao học bổng Nagao năm học 2024-2025: Chắp cánh cho những nghiên cứu khoa học về bảo tồn thiên nhiên

04/04/2025
THÔNG BÁO KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRAO HỌC BỔNG NAGAO NĂM HỌC 2024-2025 Anh Bia Thong bao 4

THÔNG BÁO KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRAO HỌC BỔNG NAGAO NĂM HỌC 2024-2025

23/03/2025
Bằng chứng đầu tiên về vi khuẩn kháng kháng sinh liên quan đến vi nhựa 1-s2.0-S2666911024000285-ga1_lrg 5

Bằng chứng đầu tiên về vi khuẩn kháng kháng sinh liên quan đến vi nhựa

11/02/2025

Kết nối với chúng tôi

  • Facebook
  • Twitter
  • Youtube
  • Linkedin
  • Instagram
  • Pinterest

Bài viết mới

VNU_Russia_2024 (10)

ĐHQGHN tăng cường hợp với các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của Liên bang Nga

cresadmin 11/05/2025
anh-1-1-768x432

Khảo sát chuyển đổi năng lượng tại vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy: Lan tỏa thông điệp phát triển bền vững từ cơ sở

cresadmin 22/04/2025
anh-1

Lễ trao học bổng Nagao năm học 2024-2025: Chắp cánh cho những nghiên cứu khoa học về bảo tồn thiên nhiên

cresadmin 04/04/2025
Anh Bia Thong bao

THÔNG BÁO KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRAO HỌC BỔNG NAGAO NĂM HỌC 2024-2025

cresadmin 23/03/2025

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

VNU – VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI (VNU-CRES)

Địa chỉ: 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: (84)-24-3826 2932 / (84)-24-3825 3506
Email: cres@vnu.edu.vn/cres@cres.edu.vn
Website: www.cres.edu.vn/cres.vnu.edu.vn

Kết nới với fanpage

Thông tin truy cập

12203113
Users Today : 748
Users Yesterday : 734
Total Users : 81089
Total views : 14048553
Who's Online : 29
Copyright © All rights VNU-CRES | MoreNews by VNU-CRES.